0 - 120,000 đ        

Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

Sắp có biến động lớn, công nghệ internet 4.0 đã ảnh hưởng tới tất cả mọi người. Thay đổi cuộc chơi của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong lối sống của người kinh doanh.

Bên lề Diễn đàn "Cách mạng công nghiệp 4.0" do Bộ Công Thương tổ chức ngày 11/4, tại Hà Nội, Tiến sỹ Trần Đình Thiên đã có những chia sẻ với phóng viên nhằm hiểu rõ hơn về cuộc cách mạng này.

Sự đảo lộn hệ thống giá trị?

- Ông đánh giá thế nào về những cơ hội và thách thức của Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này?

Tiến sỹ Trần Đình Thiên: Theo tôi, cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là vô tận, bởi nó sẽ thay đổi cơ bản tất cả mọi thứ trong cuộc sống hiện nay. Khái niệm đầu tiên khi nói về cách mạng 4.0 là sự kết nối, kết nối mọi nơi mọi lúc giữa người với người, người với vật, đặc biệt quan trọng là giữa vật với vật.

Cơ hội dù rất lớn nhưng thách thức cũng rất cao, vì công nghệ 4.0 gắn chặt với năng lực trí tuệ. Trong phần lớn của cải sản xuất ra cho xã hội thì của cải do trí tuệ sáng tạo chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng GDP. Như vậy, thách thức ở đây, nếu muốn ứng dụng được công nghệ 4.0 thì con người phải có trí tuệ thì mới tham gia vào được quá trình sản xuất.

Nói về một nền kinh tế sáng tạo thì bản thân từng con người trong đấy phải có sự sáng tạo. Trong khi đó, đối với những nước nghèo hoặc đi sau thường năng lực sáng tạo thấp, sử dụng trí tuệ không cao. Đây là thách thức cơ bản nhất của những nước đi sau, thậm chí còn bị đặt ra bên lề sự phát triển chung của toàn nhân loại. Vấn đề này ngày càng hiển hiện rõ hơn bao giờ hết.

Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều mang đến sự đảo lộn hệ thống giá trị. Tới đây khi robot có thể thay thế con người khi đó cấu trúc gia đình phải thay đổi. Đơn cử, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore có tỷ lệ người sống độc thân rất cao dù các nước này chưa bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Vậy với cuộc cách mạng này thì sẽ tác động đến những lĩnh vực nào ở Việt Nam?

Tiến sỹ Trần Đình Thiên: Theo thống kê, những ngành gắn với lao động thủ công sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tiếp đến là ngành nghề gắn với quá trình tự động hóa. Ví dụ, ngành dệt may, với những thao tác cắt, may thì máy móc đều có thể thay thế được. Công nghệ 4.0 có thể làm việc 24/24 giờ mà không cần nạp năng lượng, thậm chí làm trong điều kiện “tối tăm mù mịt” không cần ánh sáng. Trong khi vẫn kiểm soát được tốc độ, chất lượng được kiểm soát.

Hay với ngành lắp ráp điện tử, robot cũng có thể thay thế và gần nhất là ngành lái xe, trước tiên là lái xe taxi có thể nhanh chóng bị loại ra khỏi cuộc chơi trong vòng chưa đầy 20 năm nữa.

Với những lĩnh vực liên quan đến cảm xúc và trực giác con người thì khó thay thế hơn. Ví dụ, nghệ sỹ, bác sỹ, họa sỹ, nhà báo… nhưng vẫn có khả năng thay thế. Vì thế, với Việt Nam tính cảnh báo rất cao, vì lao động gia công và lắp ráp còn quá nhiều.

- Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là nước đi sau lại có lợi thế hơn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy quan điểm của ông như thế nào?

Tiến sỹ Trần Đình Thiên: Theo tôi, ý kiến đưa ra như vậy cần phải hiểu hàm ý là những nước đi sau thường có cơ hội vượt lên trước. Việt Nam không phải tốn quá nhiều cho chi phí chuyển đổi cho những cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2, thứ 3.

Đơn cử, bây giờ chúng ta mới đầu tư vào một nhà máy ở thời kỳ công nghiệp lần thứ 2 như Formusa sẽ phải giữ lại 50 năm nữa. Trong khi chỉ cần 20 năm là có thể thay thế.

Do đó, chúng ta phải ý thức được những di sản từ quá khứ với 2 điều. Một là chúng ta phải tận dụng những cơ hội từ các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vì hiện nay vẫn chưa có nhiều gánh nặng từ những cuộc cách mạng trước 4.0. Thứ hai, chúng ta không thể sốt ruột để tích lũy trong thời gian trước mắt từ những thành quả của cuộc cách mạng 3.0 mà đến nay vẫn chưa làm được, nếu không sẽ phải trả giá rất đắt.

Bên cạnh đó, chúng ta phải có tầm nhìn vượt trội, thậm chí phải hơi khác thường và rất cần những con người phi thường. Nếu làm được điều này thì đất nước sẽ chuyển biến rất nhanh. Điều này gắn chặt với tầm nhìn của người lãnh đạo, tầm nhìn quản trị quốc gia.

"Tư duy bằng cấp hoặc tư duy nhiệm kỳ"

- Với Việt Nam, những yếu tố cần và đủ để lĩnh hội cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có chưa, thưa ông?

Tiến sỹ Trần Đình Thiên: Nếu nói điều cần và đủ với Việt Nam, cá nhân tôi nhận thấy chúng ta cái gì cũng thiếu. Chúng ta chỉ có quyết tâm thì lúc nào cũng đầy, nhưng cứ hạ quyết tâm xuống là lại hỏng.

Yếu tố cần và đủ còn thiếu nhiều lại trở thành lợi thế, từ xưa đến nay Việt Nam đánh giá là thông minh, “lọ mọ” đi tìm những cái khác người để mày mò sáng tạo. Đây là một ưu thế, nhưng trong hoàn cảnh thiếu điều kiện cơ sở vật chất thì lại đưa ra những sản phẩm không thể dùng được. Bây giờ phải làm sao khuyến khích sự khác người, trong 10 cái khác người mà chỉ cần 1 cái sáng tạo đích thực thì cũng đã rất quý.

Muốn làm được như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta phải cấu trúc lại giáo dục đào tạo. Theo tôi được biết, đến thời điểm này vẫn chưa có gì đột biến và khác thường trong giáo dục, vẫn tư duy bằng cấp hoặc tư duy nhiệm kỳ thì vô cùng khó.

Cho nên, nếu nói điều kiện nào thì được cho là cần và đủ kể ra thì vô số, nhưng chung quy lại chúng ta hãy tạo ra định hướng cho Việt Nam một cách nhìn dân chủ sáng tạo.

- Thế giới đang tiến tới robot hóa, vây Việt Nam sẽ tiếp cận thế nào trong đào tạo nguồn nhân lực?

Tiến sỹ Trần Đình Thiên: Robot không thể ngay lập tức thay thế được con người, nhưng không vì thế mà chúng ta mặc kệ. Theo tôi, phải gắn được 2 yếu tố, đó là bình tĩnh nhưng không được chủ quan với tốc độ của sự thay thế. Nghĩa là trong giai đoạn trước mắt chúng ta vẫn phải lo việc làm cho những người không có tay nghề nhưng phải giáo riết chuẩn bị đào tạo cơ bản cho lực lượng này.

Vui lòng đợi ...

Đặt mua sản phẩm

Xem nhanh sản phẩm